Nội dung Kinh Chuyển pháp luân

Một thời nọ, lúc Ðức Thế Tôn ngự tại vườn Lộc Uyển (1) xứ Isipatana (2), gần Benares, Ngài dạy năm vị tỳ khưu như sau:[3]

"Hỡi nầy các Tỳ Khưu, có hai cực đoan (anta) mà hàng xuất gia (pabbajitena) phải tránh:

  1. Sự để duôi trong dục lạc (3) -- là thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhơn, và vô ích.
  2. Sự thiết tha gắn bó trong lối tu khổ hạnh (4) -- là đau khổ, không xứng phẩm hạnh của bậc Thánh nhơn, và vô ích.

Từ bỏ cả hai cực đoan ấy, Như Lai (5) đã chứng ngộ con đường Trung Ðạo (Majjhima Patipada), là con đường đem lại nhãn quan (cakkhu) và tri kiến (nana) và đưa đến an tịnh (vupasamaya) (6), trí tuệ cao siêu (abhinnãya) (7), giác ngộ (sambhodhaya) (6) và Niết Bàn.

Hỡi các Tỳ Khưu, con đường Trung Ðạo mà Như Lai đã chứng ngộ, con đường đem lại nhãn quan và tri kiến và đưa đến an tịnh, trí tuệ cao siêu, giác ngộ và Niết Bàn là gì?

Chính là Bát Chánh Ðạo (con đường có tám chi) -- là Chánh Kiến (samma ditthi), Chánh Tư Duy (samma samkappa), Chánh Ngữ (samma vaca), Chánh Nghiệp (samma kammanta), Chánh Mạng (samma ajiva), Chánh Tinh Tấn (samma vayama), Chánh Niệm (samma sati), và Chánh Ðịnh (samma samadhi). Hỡi này các Tỳ Khưu, đó là con đường Trung Ðạo mà Như Lai đã chứng ngộ.

(Ðức Phật giảng tiếp:)

Hỡi này các Tỳ Khưu, bây giờ, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Khổ (dukkha - ariya - sacca, khổ thánh đế):

Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Nguồn Gốc của Sự Khổ (dukkha-samudaya-ariya-sacca, tập khổ thánh đế):

Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý Cao Thượng về Sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-ariya-sacca, diệt khổ thánh đế):

Bây giờ, hỡi này các Tỳ Khưu, đây là Chơn Lý về Con Ðường dẫn đến Sự Diệt Khổ (dukkha-nirodha-gamini-patipada-ariya-sacca, đạo diệt khổ thánh đế):

I-1) Ðây là Khổ Thánh Ðế

I-2) Khổ Thánh Ðế này phải được nhận thức (parinneya)

I-3) Khổ Thánh Ðế này đã được nhận thức (parinnata).

II-1) Ðây là Tập Khổ Ðế

II-2) Tập Khổ Ðế nầy phải được tận diệt (pahatabba)

II-3) Tập Khổ Thánh Ðế này đã được tận diệt (pahinam)

III-1) Ðây là Diệt Khổ Thánh Ðế

III-2) Diệt Khổ Thánh Ðế nầy phải được chứng ngộ (sacchikatabba)

III-3) Diệt Khổ Chánh Ðế nầy đã được chứng ngộ (sacchikatam)

IV-1) Ðây là Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế

IV-2) Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế nầy phải được phát triển (bhavetabbam)

IV-3) Ðạo Diệt Khổ Thánh Ðế nầy đã được phát triển (bhavitam)

(Ðể kết luận bài Pháp, Ðức Phật, dạy:)

Hỡi này các Tỳ Khưu, ngày nào mà tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức (10) chưa được hoàn toàn sáng tỏ thì, cho đến chừng ấy, Như Lai không xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác (anuttaram samma sambodhim)

Ðến khi, hỡi này các Tỳ Khưu, tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn pháp thánh đế, dưới ba sắc thái và mười hai phương thức đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ thì, chỉ đến chừng ấy, Như Lai mới xác nhận trước thế gian gồm chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên, giữa các chúng Sa-Môn, Bà-La-Môn, Trời và Người rằng Như Lai đã chứng ngộ Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Và lúc ấy tri kiến và tuệ giác phát sanh đến Như Lai (nanadassana) -- Tâm của Như Lai đã hoàn toàn giải thoát một cách vững chắc, không còn lay chuyển, và đây là kiếp sống cuối cùng, không còn sinh tồn nào khác nữa (11)."

Ðức Phật giảng như thế ấy và các vị Tỳ Khưu lấy làm hoan hỷ tán dương lời dạy của Ðức Thế Tôn.

Khi Ðức Phật giảng xong bài Pháp, Pháp Nhãn (Dhammacakkhu) (12) của Ngài Kiều-Trần-Như (Kondanna) không còn vướng bụi, hết bợn nhơ, và Ngài thấy rằng: "cái gì có sanh tức phải có diệt " (13).

Lúc Ðức Thế Tôn chuyển Pháp Luân, chư Thiên trên quả địa cầu hoan hô: "Pháp luân này quả thật tuyệt diệu! Không có sa môn, bà la môn, chư Thiên, Ma Vương hay Phạm Thiên nào trên thế gian có thể giảng được, Ðức Thế Tôn đã vận chuyển Pháp Luân tại vườn Lộc Uyển, chỗ Chư-Thiên-Ðọa Xứ (Isipatana) gần Ba-La-Nại (Benares)."

Nghe như vậy chư thiên ở các cung Trời Tứ Ðại Thiên Vương, Ðao Lợi, Dạ Ma, Ðâu Xuất Ðà, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại, và chư Thiên ở cõi Phạm Chúng Thiên, Brahma Purohita, Ðại Phạm Thiên, Thiều Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên, Thiều Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên, Quang Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên, Vô Phiên Thiên, và chư Thiên ở cảnh giới Hoàn Toàn Tinh Khiết, cảnh giới Trường Cửu, Thanh Tịnh, Ðẹp Ðẽ, Quang Ðảng và Tối Thượng, cũng đồng thanh hoan hô.

Chính tại lúc ấy, trong khoảnh khắc ấy, tiếng hoan hô thấu đến cỏi Phạm Thiên. Mười ngàn thế giới ấy chấn động, lung lay và rung chuyển mạnh mẽ.

Một hào quang rực rỡ phát chiếu, rọi sáng thế gian, sáng tỏ hơn hào quang của chư Thiên nhiều. Ðức Thế Tôn nói: "Kondanna quả đã chứng ngộ, Kondanna quả đã chứng ngộ ".

Do đó Ngài Kondanna có tên là Annata Kondanna (A nhã Kiều Trần Như).